Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy hiện đại, con người lại có xu hướng mong muốn ít đi, suy nghĩ đơn giản hơn để giữ cho tâm hồn luôn thư thái. Lối sống này đã hình thành nên phong cách thiết kế tối giản, phổ biến nhất trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, thời trang và kiến trúc nội thất. Vậy phong cách này có nguồn gốc từ đâu và bao gồm những đặc trưng gì, quý khách hàng có thể tìm hiểu qua bài viết sau.

Phong cách tối giản là gì?

Định nghĩa phong cách thiết kế tối giản

Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism) ra đời nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ bằng những yếu tố thiết yếu. Mục tiêu tổng quát của lối thiết kế này là loại bỏ tất cả đồ dùng không cần thiết, đồng thời tối giản hóa hoa văn, đường nét và chi tiết trang trí của chúng mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng tối đa. 

Nguồn gốc của phong cách thiết kế tối giản

Minimalism xuất phát từ phong trào nghệ thuật phương Tây sau Thế chiến thứ 2 và phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 1960 – 1970. 

Cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản là Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – kiến trúc sư đại tài người Đức. Ông đặt nền móng cho trào lưu này bằng cách tiên phong kiến tạo những không gian cô đọng, tinh tế, sử dụng chủ yếu mặt phẳng, đường thẳng và đường vuông góc,…

Tinh thần tối giản cũng được thể hiện rất súc tích qua câu châm ngôn huyền thoại “Less is more” của Ludwig Mies van der Rohe. Theo ông, sự tinh giản vẫn có thể truyền tải giá trị nội dung qua những điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo. 

Phong cách thiết kế tối giản chú trọng vào bản chất của giá trị thẩm mỹ

hiết kế theo phong cách tối giản được giới chuyên gia đánh giá là nhánh quan trọng của phong cách đương đại, đại diện cho sự chối bỏ nếp sống hào nhoáng trong hình thức nhưng nghèo nàn về nội dung. 

Phong cách thiết kế tối giản trong kiến trúc và nội thất

Thiết kế nội thất tối giản vô cùng thịnh hành ở Châu Âu và Nhật Bản – những khu vực và quốc gia đề cao cuộc sống phóng khoáng, tự do, ít mưu lợi vật chất. Kiến trúc phong cách này có khả năng tối ưu diện tích, tạo lập đường nét khúc chiết, nâng cao tầm quan trọng của sự đơn giản.

Trong đó, ánh sáng tự nhiên được xem là một phần tất yếu của thiết kế nhà ở tối giản. Ánh sáng tự nhiên không chỉ hạn chế được những yếu tố trang trí dư thừa, chật chội mà còn làm nổi bật lên đường nét, họa tiết của từng đồ vật, đảm bảo bức tranh tổng thể của căn nhà đạt hiệu ứng thẩm mỹ tối đa. 

Những đặc điểm này đã khẳng định không gian sống lành mạnh, thông thoáng mới là “linh hồn” của công trình, tạo nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay những phụ kiện trang trí cầu kì. 

2 thoughts on “Phong cách tối giản Minimalism – Liệu có cực đoan?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *